Thơ Chọn lọc Bùi Giáng Tác phẩm mới Nguyễn Bính Hồ Xuân Hương Xuân Quỳnh Hồ Dzếnh Hàn Mặc Tử Nguyên Sa Huy Cận Hữu Thỉnh Nguyễn Tất Nhiên Ngô Hữu Đoàn Mai Hữu Phước Mai Phương Nguyễn Anh Nông Trần Minh Hoà Xuân Diệu
Truyện hay Sáng tác trẻ Nguyễn Huy Thiệp Dương Thu Hương Lê Minh Hà Nguyễn Thị Thu Huệ Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thị Châu Giang Phan Thị Vàng Anh Nguyễn Nhật Ánh Hồ Anh Thái Khái Hưng Võ Thị Xuân Hà Phạm Thị Hoài
Tập ảnh Việt-Guitar
TRANG CHỦ
VĂN NGHỆ
GIẢI TRÍ
Tìm kiếm
Địa chỉ mới
Chuyện tình dưới đáy ba lô - Tác giả-Tác phẩm - Bài viết
HOME  Photos |  Gửi Bài 
Tác giả-Tác phẩm : Chuyện tình dưới đáy ba lô
đăng ngày 2006/11/2 21:00:00 (233 lần xem)

Giới thiệu sách mới của nhà sách NHƯ QUỲNH


Những
chuyện tình người lính…
( Chuyện tình dưới đáy ba lô, 5 tập, NXB Quân đội nhân dân, 2006)

Nhà văn Sương Nguyệt Minh


Thưa cùng bạn đọc!
Các bạn đang có trên tay tập CHUYỆN TÌNH DUỚI ĐÁY BA LÔ TẬP 1; chúng tôi - những người làm sách soạn lại từ chuyên mục cùng tên trên Phụ san Văn Nghệ Quân Đội trong vòng 4 năm (1998 - 2001).
Sao lại chỉ chọn Chuyện tình dưới đáy ba lô trong 4 năm, mà không phải 5 năm, 7 năm, 10 năm? Xin thưa cùng bạn đọc: Phụ san Văn Nghệ Quân Đội có mặt trong làng báo chí Việt Nam chỉ vỏn vẹn 4 năm và nó đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử.
Và nữa, tại sao lại là Chuyện tình dưới... đáy ba lô mà không phải là trong ba lô, hay gối đầu giường?... Xin thưa cùng bạn đọc: Cái tên chuyên mục ấy cũng chỉ là ước lệ, mang tính biểu tượng. Gia tài người lính ngoài khẩu súng là chiếc ba lô. Quần áo, thuốc đánh răng, gương lược, thuốc chống sốt rét... đến sách báo, thư từ, sổ nhật ký..., đều được giữ gìn trong ba lô. Có một cách hiểu: Chuyện tình dưới đáy ba lô là chuyện tình yêu của người lính. Rõ quá rồi! Chuyện tình ấy là một góc đời sống tinh thần, là cái đã qua, là cái lắng đọng, không thể mất đi, cần được cất giữ nâng niu trân trọng; nhưng không phải "gói lại" để quên đi mà luôn "đồng hành" với người lính. Chuyện tình có thể được ghi chép lại cất kỹ, lúc buồn vui mở ra xem; có thể vẫn ở trong lòng, vấn vương, xao xuyến cùng người lính... Có vô vàn cách hiểu về Chuyện tình dưới đáy ba lô, tuỳ theo sự cảm thụ của mỗi người.
Có được chuyên mục Chuyện tình dưới đáy ba lô trên Phụ san Văn Nghệ Quân Đội là do sáng kiến của đại tá, nhà văn Chu Lai. Ông Chu Lai đặt bài, biên tập, giữ chuyên mục được khoảng 1 năm rưỡi, rồi ông bàn giao cho tôi, để đi sáng tác. Tôi kế bước nhà văn Chu Lai, vui buồn với Chuyện tình dưới đáy ba lô khoảng 1 năm. Cuối cùng là nhà thơ Nguyễn Hữu Quý chăm chút chuyên mục này cho đến số báo cuối cùng.
Phải nói thật rằng: Chuyện tình dưới đáy ba lô của những số đầu trên Phụ San Văn Nghệ Quân Đội là do các nhà văn quân đội ở Nhà số 4 - Lý Nam Đế viết. Viết "mồi" bạn đọc, "mồi" cộng tác viên gửi bài để mưu cầu sự phong phú sinh động, đa thanh đa sắc, làm cho tờ báo hay, đến nhanh với người lính và bạn đọc cả nước.
Có phải các nhà văn quân đội viết chuyện tình hư cấu? Tất nhiên! Nhưng không phải hoàn toàn chỉ là do trí tưởng tượng, vừa viết vừa phịa ra mà có cả sự thật. Có nhà văn quân đội viết chuyện tình của chính mình, thật trăm phần trăm. Bởi tình yêu là thuộc tính của con người. Các nhà văn cũng là con người, họ cũng yêu sôi nổi và được yêu, cũng lầm lỗi, được mất và có khi còn bị... phản bội trong tình yêu. Mỗi nhà văn, trong cuộc đời mình, ít ra cũng có một, vài mối tình, cũng có thể rất nhiều mối tình. Và đây là dịp nói về tình yêu của mình một cách công khai mà không ngại. Nhưng thường là, nhà văn có đầu óc tưởng tượng, lãng mạn, bay bổng hơn những người khác. Tôi đồ rằng: Tình yêu của các nhà văn cũng thăng hoa hơn người bình thường. Lại được diễn đạt bằng các con chữ có hồn với tay nghề của lao động nghệ sỹ, viết khéo quá...; nên khi đọc có cảm giác vừa hư cấu vừa thật. Có nghĩa là rất mông lung! Chẳng biết tình yêu ấy là có thực hay các "bố" phịa ra...
Các bạn sẽ tìm thấy điều đó ở các chuyện tình: ; Mất bò được vợ, được vợ mất bò; Vườn hạnh phúc của nhà văn Khuất Quang Thụy; Tên em là... Ngọc Sương của nhà văn Sương Nguyệt Minh; Lá cây "vô tình" vẫn thắm của Hoàng Thụy Lâm (một bút danh của Nhà phê bình văn học Ngô Vĩnh Bình); Binh nhì và thôn nữ của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý; ấn tượng đầu tiên của Thuần Phong (một bút danh của nhà thơ Vương Trọng); Cô gái đảo trưởng và các anh chàng lính trẻ của nhà thơ Trần Đăng Khoa...
Khoảng 3 tháng sau khi Phụ san Văn Nghệ Quân Đội phát hành, Chuyện tình dưới đáy ba lô của bạn đọc, của cộng tác viên (trong đó có nhiều chuyện tình của nhà văn) gửi về toà soạn nhiều quá thể. Các nhà văn quân đội ở Nhà số 4 - Lý Nam Đế không phải đem chuyện tình của mình ra viết nữa. Và đến lượt các tác giả lại đem chuyện tình của họ ra kể cho các nhà văn quân đội và bạn đọc nghe.
Các Chuyện tình dưới đáy ba lô do các nhà văn bên ngoài Nhà số 4, lúc đó viết như: Vết xước dịu dàng - nhà thơ Nguyễn Bình Phương; Hoài Thu bây giờ em ở đâu? - nhà văn Hoàng Cát; Dang dở - nhà văn Nguyễn Đình Chính; Tìm em ở tiểu đoàn rái nước - nhà văn Thanh Giang; Bức thư tình - nhà thơ Nguyễn Anh Nông...vv. Ở loạt chuyện tình này, ta đọc, có khi cảm thấy như một truyện ngắn xinh xẻo. Và ta lại nghĩ đến sự có thật, sự hư cấu; vấn vương cái nào lấn át cái nào? Hoá ra, trong trường hợp này, từ nhà văn muốn trở về với người bình thường ngoài đời cũng không dễ. Bởi cứ muốn viết thật về mình thì nó lại biến thành văn chương; và cố viết cho ra hồn văn chương thì nó lại ra chính mình.
Ở loạt chuyện tình của bạn đọc (phần đông là cựu chiến binh, sỹ quan, chiến sỹ tại ngũ) như: Khi kiện tướng đeo đá tập yêu của Nguyễn Đức Hậu; Sơn Cước mối tình của Phạm Minh Hùng; Mái tóc màu mây của Quang Trường; Hoa ti gôn vẫn nở của Trần Việt Thương; Chiếc vòng bạc của Nguyễn Quế Hoàng; Tình yêu của Thượng tướng của Huy Bảo; Người về làng Quy Hậu của Thiên Sơn; Chuyện tình đại đội trưởng của Nguyễn Xuân Diệu...vv, chúng ta cũng dễ đồng cảm với người kể. Bởi chuyện tình thật như ngoài đời, thật hơn ngoài đời. Thường loại chuyện tình này, tác giả viết về mối tình của chính mình - người "can dự" trong cuộc; hoặc của đồng đội, của thủ trưởng, với tư cách là người chứng kiến và cùng buồn vui, cùng xốn sang, rạo rực... y như đang yêu và được yêu. Dù có mất mát, chia ly do chiến tranh, nhưng âm hưởng chung vẫn là khoẻ khoắn, không hề bi lụy với gam màu tươi sáng. Mọi thủ pháp, mọi sự khéo viết lui xuống hàng thứ yếu để cho cái tình ùa tràn ra trang giấy, cái thật thà, chân mộc là chủ đạo và cuốn hút người đọc.
Ai dám nói: người lính khô khan, cứng nhắc? Ai dám nói người lính lạnh lùng, không biết rung động, không biết yêu? Xin hãy tìm sự lãng mạn trong trẻo, sự lãng mạn cháy bỏng hết mình... trong những chuyện tình người lính ở đây.
Có tác giả là cô giáo, là sỹ quan trẻ, là sinh viên... lớn lên sau chiến tranh, có nghĩa là chưa hề biết "mặt mũi chiến tranh nó vuông hay tròn, cong hay méo thế nào"; nhưng vẫn viết Chuyện tình dưới đáy ba lô. Họ viết bằng con mắt của thế hệ sống trong bình yên nhìn nhận tình yêu thời chiến tranh của thế hệ cha anh với một thái độ trân trọng, như: Vùng kỷ niệm của Thu Hà; Người con gái Lệ Sơn của Phan Tiến Dũng; Chuyện riêng của anh Tuỳ của Vũ Hoa Lư; ở đây có sự tri âm, có sự tương đồng, dễ cảm thông. Họ ghi lại chuyện tình của bố, mẹ, của người thân thời chiến tranh như là sự lưu giữ chân thành một kỷ niệm đẹp về người yêu thương quý trọng của mình, nhiều khi ngòi bút viết như một sự biết ơn, trả nghĩa.
Có một loạt chuyện tình thời bình như: Chuyện tình chưa biết đặt tên của Quỳnh Vân; Tình yêu của tôi của Hà Xuyên; Bông hồng của biển của Nguyễn Sơn Đồng; Quỳnh và tôi của Quỳnh Linh; Ly thuốc thần tiên của Hữu Niệm; Những cọng cỏ của Phùng Văn Sơn; Bờ biển hình cánh cung của Lê Phi Hùng...vv. Không có mất mát, chia ly; thường là một thoáng, một tình huống gặp gỡ bất ngờ, rồi những rung động run rẩy đầu đời trong trẻo, nhớ nhung và cuối cùng là yêu, là nên vợ nên chồng; hoặc chỉ để lại trong lòng một dấu ấn đậm, khắc khoải nhớ về nhau.
Những chuyện tình người lính: Chờ đợi. Mất mát. Hy sinh. Thất lạc. Đi tìm. Chia xa... Đoàn tụ... Rất nhiều tình huống. Rất nhiều sắc thái. Nhưng dù tác giả dùng giọng điệu nào để kể, vẫn là sự chân thành, ấm áp, khát khao yêu cháy bỏng, thuỷ chung, trong sáng và lãng mạn vô cùng.



Các bài khác
2007/10/25 13:00:55 - NGỠ NGÀNG CÔ GÁI HUẾ
2007/10/20 19:10:00 - Sài Gòn tháng chín
2007/10/17 15:59:12 - "Nhật ký Vàng Anh": Sự phô diễn của con nhà giàu?
2007/10/16 19:50:00 - Vị đắng
2007/10/16 19:40:00 - Chiếc cầu
2007/10/15 17:50:00 - Ca sĩ lại "hét" cát-sê
2007/10/15 17:30:00 - Thu nơi em
2007/10/13 14:26:57 - Sự thật về xe, nhà, cổ vật triệu đô
2007/10/11 13:53:50 - Thơ viết về những anh thợ xây
2007/10/11 13:50:00 - Thơ Yên Khương



Đánh dấu trang này tại các dịch vụ

                   




Đăng nhập Biên Tập
Bài quan tâm nhất

Hôm nay chưa có bài nào nhiều người quan tâm!

Tin ngẫu nhiên
Tìm kiếm
Bài đợi đăng
Giới thiệu từ...
Tập ảnh
GIỚI THIỆU





SO SÁNH GIÁ CẢ

 
2007 © 2007 vannghechunhat.net
buy cialis or generic tadalafil